1.Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược.

Theo quy định tại Điều 13 Luật Dược 2016 thì điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược được quy định như sau:

Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:

a) Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ);

b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;

c) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;

d) Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;

đ) Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;

e) Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;

g) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;

h) Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;

i) Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;

k) Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;

l) Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.

Việc áp dụng Điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại Điểm l Khoản này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.

2.Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:

a) Đối với người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại Khoản 9 Điều 28 của Luật này thì không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;

b) Đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ;

c) Đối với người có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 13 của Luật này thì thời gian thực hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

4. Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án;

b) Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

5. Đối với người tự nguyện xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi, phải đáp ứng đủ Điều kiện theo quy định tại Điều này.

*Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc (Điều 16)

– Đối với cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc: phải có bằng đại học ngành dược và có 02 nămthực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

– Đối với cơ sở bán buôn vắc xin, sinh phẩm: phải có một trong các văn bằng (đại học ngành dược, đại học ngành y đa khoa, đại học ngành sinh học) và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

– Cơ sở bán buôn dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: phải có một trong các văn bằng chuyên môn (đại học ngành dược; đại học, trung cấp ngành y học cổ truyền hoặc đại học, trung cấp ngành dược cổ truyền hoặc Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày 01/01/2017) và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

* Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc (Điều 18)

– Đối với nhà thuốc: phải có bằng đại học dược (dược sỹ) và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

– Đối với quầy thuốc: phải có một trong các văn bằng chuyên môn (bằng đại học, cao đẳng, trung cấp ngành dược) và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

– Đối với tủ thuốc trạm y tế xã: phải có một trong các văn bằng chuyên môn (bằng đại học, cao đẳng, trung cấp ngành dược; văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược) và có và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đối với trạm y tế xã ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nếu không có người đáp ứng văn bằng này thì có thể chấp nhận Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp ngành y.

– Đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: phải có một trong các văn bằng chuyên môn (bằng đại học, cao đẳng, trung cấp ngành dược; đại học, trung cấp ngành y học cổ truyền hoặc đại học, trung cấp ngành dược cổ truyền; Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày 01/01/2017).

Có thể bạn quan tâm:

Phần mềm quản lý nhà thuốc

Từ ngày 01/4/2019 Các nhà thuốc không thực hiện việc kết nối sẽ bị tạm ngưng kinh doanh thuốc.

Công văn thông báo triển khai công cụ tra cứu giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên website của Cục Quản lý Dược

Rate this post

Bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.