1.Bệnh thêm vì thuốc

–  Vì dùng quá nhiều dược phẩm từ nhiều hãng sản xuất khác nhau nên dược sĩ cũng khó kiểm soát phản ứng tương tác bất ngờ giữa các loại thuốc trong một toa thuốc.

– Dược sĩ cho dù có tận tâm cách mấy cũng khó lòng trở tay cho kịp nếu người bệnh bên cạnh dùng toa thuốc của dược sĩ này lại dùng thêm toa của bác sĩ chuyên khoa khác.

– Việc mua bán thuốc liều không toa bác sĩ rất phổ biến ở các nhà thuốc, kháng sinh được bán vô tội vạ theo yêu cầu bẹnh nhân.

2.Không đục nước khó béo cò

Tìm cách giới hạn mức độ nguy hại của việc lạm dụng thuốc bằng một số biện pháp cụ thể như:

– Hoàn chỉnh chức năng kiểm soát phác đồ điều trị chuyên khoa thông qua sự can thiệp của bác sĩ gia đình để tránh tình trạng múa gậy vườn hoang của thầy thuốc.

– Cải thiện chức năng tư vấn của nhà thuốc, đồng thời với giải pháp thống kê vi tính tất cả dữ liệu liên quan đến thói quen dùng thuốc của mỗi bệnh nhân để y sĩ đoán kịp thời can thiệp khi phát hiện dấu hiệu lạm dụng thuốc theo kiểu một toa dùng cả năm.

– Tăng cường biện pháp thông tin giáo dục y tế trên phương tiện truyền thông đại chúng để người bệnh góp phần kiểm soát công việc của thầy thuốc.

– Giới hạn việc lạm dụng liệu pháp đặc hiệu thông qua biện pháp hội chẩn bắt buộc của các thầy thuốc chuyên khoa, thay vì mạnh ai nấy chữa, phước chủ may thầy.

3.Trông người mà ngẫm đến ta

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nước mình có mặt trong danh sách dùng thuốc quá nhiều nếu tính trên bình quân đầu người.

Đó là chưa kể đến các mặt hàng đông dược, thực phẩm chức năng đang thả nổi vì thiếu biện pháp chế tài. Lạm dụng thuốc ở xứ mình chắc chắn đang và sẽ tiếp tục là vấn nạn của sức khỏe cộng đồng vì thử hỏi có bao nhiêu:

+ Người bệnh tự động mua thuốc không cần y lệnh của thầy thuốc?

+ Bệnh nhân đang “bị” điều trị cùng lúc bởi nhiều thầy thuốc chuyên khoa không hề hội ý với nhau?

+ Người mua thuốc chưa bao giờ được tư vấn về liệu trình, liều lượng và tác dụng phụ ở nhà thuốc?

+ Khách hàng mua thuốc chỉ được bán theo toa nhưng không cần toa vì nhà thuốc thuận mua vừa bán?

+ Toa thuốc có cả chục loại thuốc đặc hiệu được dùng năm này qua tháng khác mà không cần tái khám?

+ Thực phẩm chức năng được quảng cáo cường điệu như thần dược trị bá bệnh dù chưa hề được xác minh tác dụng qua nghiên cứu theo tiêu chí thực nghiệm?

+ Sản phẩm Đông dược theo kiểu “gia truyền” được chào hàng tràn lan theo kiểu đa cấp dù không ai biết rõ hư thực thế nào, độc tính ra sao?

4.Nhà nước vào cuộc

 Vừa qua, Bộ Y tế đã chính thức cho vận hành Hệ thống quản lý nhà thuốc và Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia.  Đây được coi là giải pháp hữu hiệu giúp người dân thuận tiện tra cứu thông tin về nguồn gốc, chất lượng, hạn sử dụng, giá cả từng loại thuốc. Cơ quan Nhà nước có thêm công cụ quản lý thuốc trên phạm vi toàn quốc, kiểm soát việc kê đơn, mua bán thuốc theo đơn, tăng cường công khai, minh bạch trong việc quản lý thuốc.

5. Kết nối nhà thuốc bằng phần mềm uy tín, đủ điều kện liên thông.

Ngày 28/12/2018 thực hện theo công văn 24026/QLD-TTra về việc hướng dẫn tạm thời việc triển khai kết nối dữ liệu. Công ty Cổ Phần công Nghệ FBS đã gửi công văn số 05/CV/2019 đến Cục Quản Lý Dược để hỗ trợ kết nối dữ liệu với hệ thống “Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia”.

Ngay sau đó, 09/01/2019 đã nận được phản hồi đồng ý từ Cục Quản Lý Dược.

Đến ngày 27/02/2019 Công ty Cổ Phần Công Nghệ FBS đã hoàn thành nghệm thu kỹ thuật với đầu mối hỗ trợ kỹ thuật – Công ty GPDN Viettel. Chính thức xác nhận XPharma đã đủ điều kiện liên thông.

Đến nay XPharma đã hỗ trợ liên thông cho hơn 100 nhà thuốc trên toàn quốc và số lượng nhà thuốc liên thông đang tăng lên từng ngày.

Chỉ với 3.000đ/ngày bạn có thể dễ dàng có được một phần mềm hữu ích, trí tuệ và báo cáo liê thông một cách nhanh chóng.

 

Có thể bạn quan tâm

Phần mềm quản lý nhà thuốc – XPharma

Từ ngày 01/4/2019 Các nhà thuốc không thực hiện việc kết nối sẽ bị tạm ngưng kinh doanh thuốc

Công văn thông báo triển khai công cụ tra cứu giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên website của Cục Quản lý Dược

 

Rate this post

Bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.