Bán thuốc kê đơn trên mạng xã hội
Mạng xã hội hiện nay là một phần không thể thiếu đối với giới trẻ. Trong nhiều mục đích khác nhau khi sử dụng mạng xã hội của thanh, thiếu niên, top 5 mục đích chiếm tỷ lệ cao nhất đó là: tìm kiếm, cập nhật thông tin xã hội (66,3%); làm quen với bạn mới, giữ liên lạc với bạn cũ (60%); liên lạc với gia đình, bạn bè (59%).
Đây cũng là “mảnh đất màu mỡ” cho các đối tượng chuyên giới thiệu và chào bán nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc, trong đó có các thuốc kê đơn như thuốc điều trị ung thư, thuốc đặc trị. Việc này là không đúng các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh dược.
Đừng để tiền mất tật mang vào tay những “lang băm”
Tin vào lời quảng cáo “thần thánh” trên mạng, chị T đã mua một lọ thuốc trị giá 2.300.000 đ với ời giới thiệu sẽ trị dứt bệnh ung thư. Sau khi dùng một thời gian chị T cảm thấy tình trạng không khá hơn nên đã đi bệnh viện kiểm tra thì phát hiện lo thuốc chị uống chỉ là vitamin bình thường. Trao đổi với người người thì chỉ nhận được sự thờ ơ không phản hồi, lúc đó chị mới biết mình đã bị lừa.
Tương tự chị T, anh H cũng gặp phải tình trang trên, với lời giới thiệu trên mạng anh đã mua 1 hộp thuốc Z, với mong muốn cải theien sức khỏe “giường chiếu” của mình với giá 2.500.000 đ với lời cam đoan, không dùng được thì hoàn lại tiền. Nhưng thực tế thì khi giao hàng xong thì người bán cũng lặn mất tăm hơi để lại anh với hộp thuốc không rõ nguồn gốc.
Cơ quan chức năng cảnh báo
Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, có hiệu quả, Cục Quản lý Dược đã ra thông báo khuyến cáo người sử dụng không mua các thuốc không rõ nguồn gốc (không được cấp phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam) trên thị trường cũng như trên mạng để điều trị. Đối với thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng theo sự kê đơn của thầy thuốc.
Qua đó giúp người dân ý thức được việc phải tìm đến các cơ sở có đủ năng lực như bệnh viện, phòng khám dược cấp phép của Bộ y tế để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có những biện pháp chữa trị kịp thời thay vì “tiền mất tật mang” vì tin tưởng những “chuyên gia” không qua đào tạo trên mạng.
Dùng phần mềm quản lý để đảm bảo liên thông dữ liệu với Cổng Dược Quốc Gia
Theo kết quả thống kê của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), đến nay đã có 15.178 nhà thuốc thực hiện kết nối liên thông với “Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia”, chiếm trên 80% các nhà thuốc trên toàn quốc. Đối với quầy thuốc, theo lộ trình, đến 1-1-2020 phải thực hiện kết nối liên thông với Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia.
Do đó, các cấp quản lý rất tích cực phối hợp với các nhà thuốc trong công tác kết nối dữ liệu trong phần mềm nhà thuốc với cổng dược Quốc gia thông qua các công ty phần mềm.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc là giải pháp kiểm soát hoạt động mua bán thuốc, giá thuốc, nguồn gốc, chất lượng thuốc… giúp cơ quan quản lý nhà nước có thêm dữ liệu để quản lý, đảm bảo quyền lợi cho người dân khi mua thuốc. Đồng thời, cũng giúp kiểm soát bán thuốc theo đơn, tình trạng tùy tiện mua bán, sử dụng thuốc kháng sinh nhằm hạn chế tình trạng kháng thuốc, nhằm đảm bảo sức khỏe và lợi ịch cho người dân.