1.Chuỗi nhà thuốc Phano

Nhà thuốc Phano

Phano hiện có 67 nhà thuốc, là đơn vị đầu tiên mở nhà thuốc đạt chuẩn GPP tại Việt Nam năm 2007. Khác với các nhà thuốc truyền thống, nhà thuốc GPP tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn: luôn có dược sĩ trong suốt giờ mở cửa, bảo quản thuốc đúng chuẩn về nhiệt độ, diện tích, nguồn gốc thuốc minh bạch, loại thuốc bán theo toa sẽ không bán nếu không có toa của bác sĩ…

Theo ông Vũ, các nhà thuốc GPP như của ông có chi phí đầu tư cao hơn, mất nhiều thời gian xây dựng hơn so với các nhà thuốc không theo chuẩn. Sau mười năm giới thiệu hệ thống nhà thuốc hiện đại đến với thị trường, ông Vũ cho biết, thói quen người tiêu dùng, nhất là những người tiêu dùng trẻ như sinh viên và nhân viên văn phòng, nhóm chiếm khoảng 32% lượng khách mua hàng theo Nielsen, đã dần thay đổi từ nhà thuốc truyền thống sang hiện đại khi được tiếp cận các chuẩn mực của nhà thuốc kiểu mới. Phano cũng là hệ thống bán lẻ theo chuỗi duy nhất hiện đã mở rộng ra miền Trung và miền Tây.

2.Chuỗi nhà thuốc PHARMACITY

Nhà thốc Pharmacity

Ði sau Phano, khai trương năm 2012, Pharmacity do Chris Blank, một doanh nhân nước ngoài sáng lập, mở rộng khá nhanh với hơn 10 nhà thuốc mỗi năm. Ðến nay, họ sở hữu 54 nhà thuốc và đặt kế hoạch mở 37 cửa hàng trong năm 2017. Pharmacity xây dựng lợi thế dựa trên hệ thống quản trị hiện đại, cho phép ban lãnh đạo nắm bắt số liệu kinh doanh theo thời gian thực như doanh số, thông tin giao dịch của từng cửa hàng trong hệ thống, dược sĩ nào vừa bán loại thuốc gì cho ai, giá cả và hạn sử dụng sản phẩm.

Ngoài ra, hệ thống quản trị có vốn đầu tư hai triệu đô la Mỹ đang tiếp tục được tối ưu hóa, tạo ra các công cụ phân tích kinh doanh hiển thị trên di động các lãnh đạo công ty và 12 chiếc tivi cỡ lớn đặt trong công ty tựa như biểu đồ chứng khoán, cho thấy sức khỏe hoạt động của từng phòng ban: “Hệ thống quản trị là lợi thế của chúng tôi, chỉ ra chúng tôi có đang đi chệch hướng không và nếu có thì sửa lại bằng cách nào,” Chris Blank, tổng giám đốc điều hành (CEO) của Pharmacity chia sẻ.

Ông chỉ vào một đường đỏ trên bảng dữ liệu cho thấy tỉ lệ thuốc hết hàng tại Pharmacity đã giảm một nửa tính từ Tết năm ngoái đến Tết năm nay, sau khi hệ thống phát hiện ra hết hàng là một trong những nguyên nhân gây khó chịu cho người tiêu dùng. Tỉ lệ này lập tức được đưa vào chỉ tiêu đánh giá hoạt động của bộ phận mua hàng để xử lý. Hiện chỉ số thuốc sẵn sàng đạt gần 96%, “thuộc loại cao nhất Việt Nam,” Chris Blank tự đánh giá. Tập trung vào dịch vụ, Pharmacity là hệ thống bán lẻ dược có chỉ số giá trị thương hiệu cao nhất thị trường bán lẻ hiện nay, theo khảo sát của Nielsen năm 2016, với 0,7 điểm.

“Có một hệ thống bán lẻ mà chúng tôi giống họ. Chuỗi đó có logo màu vàng và đen,” Chris Blank, xuất thân từ ngành tài chính nói bóng gió, ý so sánh với chuỗi Thế Giới Di Ðộng. CEO Pharmacity (đứng tên chịu trách nhiệm pháp lý của công ty là vợ người gốc Việt của Chris Blank vì bán lẻ vẫn chưa mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài) trưởng thành từ các quỹ đầu tư VinaCapital và HSC. Ngoài ra, Pharmacity còn có sự tham gia của Chris Freund và Chad Ovel, những nhà đầu tư từng tham gia hai hệ thống bán lẻ là Thế Giới Di Ðộng và Cổng Vàng, chuỗi bán lẻ ẩm thực lớn nhất Việt Nam.

3.Chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang, VISTAR và Khác

Nhà thuốc An Khang

 

Nhà thuốc Vistas

 

 

Nhà thuốc Mỹ Châu

Ngoài Phano và Pharmacity, một số hệ thống nhà thuốc khác gầy dựng được tên tuổi như Phúc An Khang, Sapharco, Vistar, Mỹ Châu. Phúc An Khang, với thế mạnh các nhà sáng lập xuất thân là dược sĩ (chủ tịch của Phúc An Khang, ông Nguyễn Quang Vinh từng là đồng sáng lập tại Phano) hiện có 17 nhà thuốc, gần bằng số lượng với Sapharco.

Mới xuất hiện cách đây hai năm, Vistar lựa chọn địa điểm đặt nhà thuốc trong các trung tâm mua sắm TP.HCM. Ngoài Phano và Pharmacity, hiện chưa có chuỗi nhà thuốc nào nói trên vượt qua con số 20. Sau một thập kỷ, một số chuỗi nhà thuốc thương hiệu lâu năm như Mỹ Châu, với bề dày 30 năm, gần đây có dấu hiệu hụt hơi, chỉ còn lại chín nhà thuốc, giảm gần một nửa số cửa hàng so với sáu năm trước. Tương tự, một số cuộc thử nghiệm mô hình bán lẻ thuốc của Eco, Y Ðức (thuộc công ty Nguyễn Kim đã bán), SKV nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy các chuỗi này sẽ nhân rộng nhanh như cách làm của Thế Giới Di Ðộng, FPT Shop thực hiện trong 5 năm trở lại đây

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.