Thuốc quá hạn nghĩa là gì?

– Một khi hiệu quả của thuốc giảm 10%, thì thuốc được coi là hết hạn sử dụng.

– Vậy nên nếu thuốc bạn dùng đã quá hạn sử dụng vài tháng, hay thậm chí vài năm, thì nhiều khả năng sẽ không có hại gì, mà có thể chỉ là tác dụng của thuốc sẽ yếu đi.

Thuốc hết hạn có thật sự nguy hiểm tới sức khỏe?

– Chưa hề có một thông báo hay phát hiện chính thức nào về việc những viên thuốc hết hạn ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

– Những viên thuốc hết hạn chỉ còn 80-90% tác dụng chứ không có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

Tuy nhiên không nên dùng thuốc quá hạn sử dụng

– Sử dụng thuốc giảm đau quá hạn để chữa đau đầu, thì đó không phải là vấn đề lớn.

– Nhưng những thuốc kém hiệu lực sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội tìm cách thích nghi và “vùng lên” chống lại, do đó làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh, khiến ngày tàn của kháng sinh đến nhanh chóng hơn.

– Nếu thuốc đã quá hạn, thì đừng sử dụng, vì không ai có thể đảm bảo rằng thuốc sẽ an toàn và hiệu quả.

– Chính vì vậy mọi người khi mua thuốc, cần kiểm tra hạn sử dụng, và cũng giống như mua sữa, cố gắng chọn loại thuốc có hạn sử dụng lâu nhất.

 

Bảo quản thuốc cũng quan trọng không kém

 

Không chỉ có thuốc quá hạn mới bị giảm hiệu lực, thuốc mới sản xuất nhưng không được bảo quản đúng cũng sẽ mất đi nhanh mất tác dụng.

 

Hạn sử dụng thuốc có thể lên tới… 10 năm?

Trên thực tế, theo các cuộc thử nhiệm tại Mỹ, nhiều loại thuốc có thể có hạn sử dụng lên tới 10 năm nếu như được lưu trữ trong một phòng kín và khô ráo liên tục.

 

Nguy cơ khi dùng thuốc hết hạn và hủy không đúng cách

– Gây hại sức khỏe các thành viên trong gia đình: Một nghiên cứu xem xét các trường hợp trẻ em vô tình tiếp xúc với thuốc của người thân cho thấy có tới 45% trường hợp liên quan đến các loại thuốc chứa trong hộp đựng chống trẻ em.

– Ảnh hưởng đến vật nuôi và môi trường: Việc bỏ thuốc đi không đúng cách cùng với rác sinh hoạt gây hại cho con người, động vật hoang dã vô tình hay cố ý nuốt phải.

 

Cách an toàn để xử lý với những loại thuốc không dùng đến

– Mang thuốc tới các nhà thuốc, quầy thuốc bệnh viện hoặc những cơ sở có chương trình thu gom thuốc, rác thải y tế. Tại đây, họ sẽ có cách xử lý thích hợp với những loại rác thải đặc biệt này.

– Tham vấn bác sĩ, dược sĩ và các nhân viên y tế về cách tốt nhất để loại bỏ thuốc không dùng đến.

– Ngoài ra, có một số phương pháp dưới đây để lựa chọn:

              + Làm theo hướng dẫn: Người dùng thuốc có thể làm theo hướng dẫn xử lý cụ thể ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tờ thông tin cho bệnh nhân đi kèm với thuốc. Không xả thuốc xuống bồn rửa hoặc nhà vệ sinh trừ khi có thông tin hướng dẫn làm như vậy

             + Bỏ vào thùng rác gia đình: Hầu hết các loại thuốc có thể được bỏ đi trong thùng rác thải sinh hoạt của gia đình.

              + Xối bỏ xuống bồn rửa hoặc nhà vệ sinh: Một số thuốc có dược tính mạnh, chỉ cần một liều lượng rất nhỏ cũng có thể gây khó thở, ngừng tim và tử vong (như các thuốc nhóm giảm đau gây nghiện opioid hay một số thuốc hướng thần…).

             + Với các sản phẩm xông hít: Các sản phẩm này thường được dùng cho người bị hen hoặc các vấn đề về hô hấp khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần có cách xử lý đặc biệt hơn. Vì những ống hít này có chứa chlorofluorocarbons (CFCs) – một chất đẩy gây thủng tầng ozone bảo vệ trái đất.

 

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.