1.Củng cố sức mạnh thông qua hệ thống phân phối bán lẻ

Một trong những điểm yếu của các doanh nghiệp Dược Việt Nam nằm ở khâu phân phối sản phẩm. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào hệ thống bán buôn, nếu mối quan hệ với nhà phân phối có trục trặc, việc kinh doanh sẽ ngay lập tức gián đoạn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần liên tục thay đổi chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường.

2.Mở rộng kênh OTC

OTC (bán hàng trực tiếp qua nhà thuốc). Theo khảo sát về chiến lược doanh nghiệp Dược phát triển trong năm 2018 thì có 67% các danh nghiệp áp dụng kênh OTC.

OTC luôn có tốc độ phát triển nhanh, phát triển kênh phân phối xuống từng huyện xã, tận dụng tối đa từng cửa hàng thuốc nhằm mở rộng khả năng tiếp cận người tiêu dùng.

3.Hợp tác phân phối sản phẩm với Chuỗi nhà thuốc GPP

Đây là một chiến lược rất khôn vì việc xây dựng chuỗi nhà thuốc GPP sẽ là xu hướng của tương lai. Bởi mức sống của người dân ngày càng tăng, tầng lớp người tiêu dùng mới  xuất hiện ngày càng nhiều; họ biết tìm những địa chỉ tin cậy để lắng nghe tư vấn về sức khỏe. Khi đấy chuỗi nhà thuốc với việc đáp ứng tiêu chuẩn về tư vấn, quản lý chất lượng sản phẩm sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn.

4.Phân phối thông qua Siêu thị thuốc

Đây là mô hình kinh doanh phổ biến tại Philipines, Mỹ, Canada kết hợp bán thuốc với các sản phẩm hóa dược, thiết bị y tế như hình thức siêu thị tự chọn. Dù mới chỉ có một số đơn vị như Mediacare, Guardian, Dược Trường Thọ  triển khai nhưng chắc chắn mô hình phân phối hiện đại này sẽ nở rộ trong tương lai.

5.Xây dựng đội ngũ trình dược viên kết nối với dược sĩ

Dược phẩm là lĩnh vực có tính bất đối xứng thông tin rất cao giữa người cung cấp thuốc (bác sĩ, dược sĩ) và người sử dụng, nên tính lệ thuộc của bệnh nhân vào thầy thuốc rất cao. Để được đối tượng này chiếu cố công ty dược cần phải có đội ngũ tiếp thị (trình dược viên) có khả năng giao tiếp cùng một khoản “trà nước” để gia tăng sức thuyết phục.

6.Quan tâm đến trải nghiệm của người tiêu dùng cuối

Nếu đặt trong cán cân so sánh, Dược phẩm có lẽ nằm trong “blacklist” những lĩnh vực chậm chuyển đổi, quan tâm đến trải nghiệm, thói quen người tiêu dùng. Điều này xuất phát từ việc người tiêu dùng hoàn toàn bị động trong việc mua sắm hàng hóa, phụ thuộc hoàn toàn vào bác sĩ – dược sĩ.

7.App người tiêu dùng

Người tiêu dùng hoàn toàn có thể tra cứu các thông tin liên quan đến tính năng, xuất xứ, so sánh giá cả… của các loại thuốc, vật tư – thiết bị y tế, thực phẩm chức năng. Tìm kiếm thông tin các bác sĩ chuyên khoa uy tín, địa chỉ bệnh viện, đặt lịch hẹn; hay đăng ký tham gia các hội thảo quan tâm. Đặc biệt ứng dụng sẽ nhắc uống thuốc đúng giờ, giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh….

8.Website thương mại điện tử

Cung cấp đầy đủ thông tin về lĩnh vực dược phẩm, giá thành các loại thuốc trong tương quan so sánh với thị trường. Người truy cập có thể trực tiếp khiếu nại hoặc xin tư vấn về các loại bệnh, đội ngũ bác sĩ chuyên trách sẽ hỗ trợ – giải đáp vấn đề.

9.Thay đổi tư duy quản lý hệ thống phân phối

Để chuẩn bị cho một cuộc chiến mới, ngay từ lúc này các doanh nghiệp Dược cần hiện đại hóa quy trình quản lý hệ thống phân phối, trong đó lưu ý một số điểm như:

  • Thứ nhất: Ứng dụng công nghệ bán hàng trên thiết bị di động, máy tính bảng cho Trình dược viên, Giám sát. Việc này giúp nhân viên có đầy đủ thông tin khi gặp khách hàng, chăm sóc khách hàng tốt hơn, tăng đơn hàng, theo dõi chỉ tiêu ngay trên Smartphone
  • Thứ hai: Tự động hóa toàn bộ quy trình viếng thăm khách hàng, giảm thiểu tối đa các thao tác thủ công như đặt đơn hàng; kiểm kho; quản lý trưng bày sản phẩm. Dữ liệu phải được gửi về cho nhà quản lý theo thời gian thực; vừa giảm thiểu độ trễ đơn hàng vừa xóa bỏ tình trạng dữ liệu ảo.
  • Thứ ba: Giám sát chặt chẽ hoạt động của đội ngũ trình dược viên: Mọi thông tin như vị trí, thời gian làm việc, lộ trình di chuyển.. cần được theo dõi gửi về cho nhà quản lý; tránh tình trạng nhân viên không làm việc.
  • Thứ tư: Lãnh đạo sử dụng thiết bị máy tính cá nhân, thiết bị văn phòng khi kết nối sẽ thấy toàn bộ dữ liệu kinh doanh của công ty. Khi nhân viên sử dụng thiết bị di động, máy tính sẽ ghi nhận được tất cả từ khi người nhân viên đến với khách hàng, biết được họ giao dịch gì, họ đang ở gần điểm bán không và họ chăm sóc khách hàng như thế nào? Bộ phận kế toán có thể truy cập vào hệ thống để ghi nhận các vấn đề về đơn hàng, giá bán…

Thị trường Dược Việt Nam ngày càng phát triển, chắc chắn sẽ ngày càng thu hút các doanh nghiệp ngoài ngành nhảy vào đầu tư. Cùng với việc Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, việc các nhà đầu tư nước ngoài được cấp quyền phân phối thuốc sẽ là tương lai không xa. Khi đó “bức tranh” phân phối Dược phẩm sẽ phức tạp hơn, nếu doanh nghiệp Dược không có sự chuẩn bị ngay bây giờ chắc chắn sẽ hụt hơi trong cuộc đua gia tăng lợi nhuận. Vì thế việc áp dụng công nghệ vào việc quản lý là hết sức cần thiết để giúp cho nhà quản lý hạn chế được thời gian, mà tính chính xác lại cao và đem lại hiệu quả như mong muốn.

Phần mềm quản lý nhà thuốc XPharma với nhiều tín năng nổi bật như :

  • Có đầy đủ cả hai phiên bản vận hành ONLINE và OFFLINE.
  • Bán hàng bằng MÃ VẠCH của nhà sản xuất đã in sẳn trên hộp thuốc.
  • Hỗ trợ 4 cấp đơn vị tính: THÙNG, HỘP, VỈ, VIÊN.
  • Hỗ trợ cách thức KIỂM KHO lần lượt theo từng nhóm thuốc chỉ định.
  • SIÊU ĐƠN GIẢN, nhân viên chỉ cần 5 phút làm quen và bán hàng
  • Có giải pháp tổng thể quản lý các CHUỖI NHÀ THUỐC.

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ cài cặt dùng thử để trải nghiệm phần mềm  7 ngày .

 

Có thể bạn quan tâm :

 

 

Rate this post

Bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.