Nhiều Nhà thuốc ở các thành phố lớn đang chật vật vì tình trạng nhân viên quầy thuốc đòi tăng lương hoặc nghỉ việc sau tết. Vậy làm thế nào để công việc kinh doanh Nhà thuốc không bị gián đoạn?

1.Ký hợp đồng, thỏa thuận trước với Nhà thuốc

Đây là chế định rất quan trọng để đảm bảo Nhà thuốc và nhân viên giúp việc cho quầy thuốc có tâm lý yên tâm thực hiện hợp đồng theo thoả thuận dân sự và quy định pháp luật, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người làm thuê cho Nhà thuốc. Các điều khoản trong hợp đồng lao động cần thương thảo kỹ thì hiệu quả công việc kinh doanh của Nhà thuốc và mối quan hệ giữa chủ Nhà thuốc và người giúp việc tiệm thuốc sẽ càng tốt. Mặt khác, việc ký hợp đồng lao động còn giúp chủ Nhà thuốc đảm bảo an toàn tài chính trong việc thuê người giúp việc cho tiệm thuốc và an ninh cho các thành viên trong gia đình mình nếu sinh sống ở ngay tiệm thuốc.

2.Lịch quản lý công việc thường nhật cho nhân viên Nhà thuốc

Hiện nay, có không ít Dược sĩ Đại học đang làm ở các cơ sở Y tế Nhà nước nhưng mở quầy kinh doanh thuốc nhưng có thể do công việc Nhà nước quá bận rộn nên chủ Nhà thuốc có khi phó mặc mọi việc kinh doanh thuốc, tư vấn sử dụng thuốc cho các nhân viên Dược sĩ trung cấp. Ngược lại cũng có những Nhà thuốc kiểm soát nhân viên Nhà thuốc quá chặt, nhiều khi can thiệp quá sâu, làm cả những việc mà đúng ra chỉ cần chuyên môn của người học Trung cấp Dược.

Cả 2 cách quản lý Nhà thuốc trên đều không hợp lý, khiến người giúp việc cho Nhà thuốc cảm thấy bức bối, dẫn tới tâm lý làm việc không thoải mái. Nếu quản lý quá lỏng lẻo thì chủ Nhà thuốc lại không kiểm soát được chất lượng công việc, bán thuốc có đơn kê, thuốc biệt dược, tư vấn sử dụng các loại thuốc thông dụng…

Do vậy, tốt nhất là chủ Nhà thuốc lên lịch công việc theo tuần hoặc tháng, sau đó hướng dẫn cụ thể rồi giao cho nhân viên thực hiện. Sau khoảng 1 thời gian nhất định nên đánh giá để rút kinh nghiệm để điều hành công việc kinh doanh Nhà thuốc cho hiệu quả.

3.Giám sát Nhà thuốc bằng camera

Để đảm bảo an ninh, an toàn cho Nhà thuốc và cũng để kiểm soát những người học Trung cấp Dược mới ra trường chưa có kinh nghiệm thực tế, việc lắp camera giám sát là cần thiết nếu bạn cảm thấy chưa tin tưởng. Tuy nhiên, để thực hiện việc này thì chủ Nhà thuốc nên đưa ra lý do một cách khéo léo, tế nhị tránh cho người làm thuê cảm giác bị “soi” cả ngày.

4.Trả lương xứng đáng với năng lực nhân viên Nhà thuốc

Chủ Nhà thuốc nên có sự tham khảo về mức lương mặt bằng chung ở trong cùng khu vực mình kinh doanh thuốc để có những thỏa thuận và điều chỉnh lương và thưởng doanh số cho phù hợp với tính chất và thời gian làm việc của Nhà thuốc. Nên có chế độ thưởng/phạt hợp lý để khuyến khích nhân viên Nhà thuốc làm việc hăng say, tư vấn nhiệt tình thì mới bán được nhiều hàng và khách hàng sẽ còn quay lại vì sự nhiệt tình của Nhà thuốc làm người mua tin tưởng.

5.Đối xử nhân viên Nhà thuốc chân tình, nhân văn

Cách đối xử của chủ Nhà thuốc là một trong những yếu tố tác động lớn đến công việc kinh doanh của chủ cơ sở, bởi nhân viên làm thuê cho Nhà thuốc phần lớn họ là người dân ở các tỉnh lẻ  sống nặng về tình cảm. Nếu chủ Nhà thuốc đối xử tốt với nhân viên, dạy cho họ những kinh nghiệm bán thuốc, tư vấn sử dụng thuốc, kỹ năng hành nghề dược thì người thụ hưởng lợi ích chính là bạn.

Ngoài những điểm chủ Nhà thuốc cần lưu ý kể trên FBS cũng cho rằng, các Nhà thuốc khi tìm thuê người có bằng Trung cấp Dược để giúp việc Nhà thuốc thì nên cân nhắc lựa chọn người có chuyên môn sâu về dược lý, được đào tạo bài bản về kỹ năng giao tiếp Nhà thuốc chuyên nghiệp sẽ giúp công việc kinh doanh của Nhà thuốc ngày càng có nhiều khách hàng, đem lại sự phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.