Nhân viên bán hàng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên thành công trong việc kinh doanh tại nhà thuốc. Đây cũng là bộ mặt của cửa hàng, những người có sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và có thể đem lại kết quả hoặc tốt hoặc xấu cho quá trình bán hàng.

Ba điểm quan trọng mà chủ nhà thuốc cần biết để quản lý nhân của mình hiệu quả:

1.Đánh giá năng lực nhân viên bán hàng

Đánh giá năng lực nhân viên bán hàng là một yêu cầu quan trọng trong việc quản lý, bên cạnh việc xác định mục tiêu, hướng dẫn và phản hồi trong quá trình làm việc. Quá trình này cũng có nghĩa là đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc của nhân viên. Việc này giúp chủ nhà thuốc dự đoán trước khả năng hoàn thành mục tiêu công việc của nhân viên.

Một nhân viên bán hàng có năng lực hay không được thể hiện bắt đầu từ lúc tuyển dụng cho đến lúc đi vào làm việc chính thức. Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp là người có thái độ tích cực trong công việc, biết lắng nghe, biết cách đặt câu hỏi, không chỉ dừng lại ở bán hàng. Người bán hàng tại nhà thuốc còn phải là tư vấn và hướng dẫn cho khác hàng. Không những thế, việc chiếm được cảm tình của khách hàng và trở thành một người bạn của khách hàng là một trong những phẩm chất của nhân viên bán hàng có năng lực tại nhà thuốc.

Chủ nhà thuốc nên sử dụng các số liệu về kết quả kinh doanh, phản hồi của khách hàng để đánh giá về năng lực của nhân viên nhà thuốc.

2.Quản lý kết quả bán hàng của nhân viên

Kết quả bán hàng phản ánh được hiệu quả bán hàng. Kết quả đó thể hiện thông qua một số đơn vị đo lường trực tiếp như: Doanh số bán hàng, doanh số bán hàng cho khách mới, lợi nhuận bán hàng, số lượng khách hàng mới, số lượng khách hàng mất đi. Dựa trên việc đánh giá kết quả bán hàng như vậy, có thể xác định được sự hiểu quả của nhân viên tại nhà thuốc.

Ngoài ra các tiêu chuẩn khác cũng được sử dụng làm cơ sở đánh giá năng lực của nhân viên nhà thuốc như: kiến thức, kỹ năng và phẩm chất của nhân viên. Các tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá nhân viên thường tập trung vào các yếu tố như: hình thức, ý thức trong công việc, khả năng giao tiếp, ứng xử, tinh thần trách nhiệm, ý thức phát triển cá nhân, kiến thức sản phẩm, hiểu biết về đối thủ cạnh tranh, kỹ năng đàm phán, khả năng chịu áp lực trong công việc.

Chủ nhà thuốc nên sử dụng công cụ hỗ trợ để có thể phân tách và tính toán được doanh thu, lợi nhuận, lượt khách cho mỗi nhân viên để có thể có cơ sở đánh giá đúng năng lực của nhân viên.

3.Động viên nhân viên bán hàng

Việc động viên nhân viên để họ phát huy tối đa điểm mạnh và đạt được kết quả tối ưu trong hoạt động bán hàng là điều tốt, đem lại lợi ích cho nhà thuốc. Động viên đúng lúc còn tạo tinh thần thoải mái trong công việc. Bên cạnh đó, chủ nhà thuốc cũng nên giám sát nhân viên để ngăn chặn những hành vi không tốt của nhân viên tại nhà thuốc.

Cách động viên tốt nhất chính là tạo ra chế độ đãi ngộ về lương + thưởng phù hợp, gắn chặc lợi ích của nhà thuốc với nhân viên. Chế độ đãi ngộ lên dựa vào kết quả bán hàng của từng nhân viên và không cào bằng, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên tại nhà thuốc. Nếu chế độ đãi ngộ của nhà thuốc và tốt hơn so với mặt bằng chung của thị trường, chủ nhà thuốc sẽ luôn có một nhân viên bán hàng trung thành và kinh nghiệm đem lại nhiều lợi ích và tiền bạc cho nhà thuốc. Chủ nhà thuốc nên biết rằng nhân viên bán hàng có năng lực, sẽ tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của nhà thuốc và đem lại thành công đáng kinh ngạc

Để có thể xây dựng được chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên, chủ nhà thuốc cần có công cụ để giám sát hoạt động bán hàng (giám sát đơn bán của nhân viên), tổng hợp được chính xác doanh thu/chi phí/lợi nhuận của nhà thuốc trên cơ sở đó làm căn cứ xác định lượng lương thưởng công bằng cho từng nhân viên mà cả chủ nhà thuốc và nhân viên đều hài lòng. Phần mềm quản lý nhà thuốc XPharma sẽ là một công cụ đắc lực trong việc hỗ trợ quản lý nhân viên.

 

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.