1. Việc xây dựng Hệ thống ứng dụng CNTT kết nối cơ sở cung ứng thuốc toàn quốc  dựa trên cơ sở thông tư, nghị định nào?

Dựa trên:

  • Chỉ thị 23/CT-TTg 2018
  • Nghị quyết 20/NQ-TW

2. Nội dung của  Chỉ thị 23/CT-TTg 2018 và Nghị quyết 20/NQ-TW

* Ngày 23/8/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị 23 về tăng cường quản lý, kết nối các các cơ sở cung ứng thuốc.

      Nội dung tóm tắt chỉ thị 23/CT-TTg 2018

Nhằm tăng cường hiệu quả quản lý cung cấp, phân phối thuốc vì lợi ích của người dân, trước hết là chấn chỉnh tình trạng mua bán, sử dụng thuốc không rõ xuất xứ, giá cả, không bảo đảm chất lượng, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

– Bộ Y tế khẩn trương triển khai kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc từ tháng 9/2018, trong năm 2018 hoàn thành đối với các cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, nhà thuốc và tủ thuốc trạm y tế xã, phấn đấu trong 2019 hoàn thành đối với quầy thuốc.

– Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chỉ đạo việc kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, tăng cường quản lý các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc trên địa bàn và thực hiện việc kê đơn, bán thuốc theo đơn.

* Ngày 25/10/2017 Nghị quyết 20/NQ-TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Ban Chấp Hành Trung Ương ban hành

      Tóm tắt Nghị quyết 20/NQ-TW

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, BCH Trung ương yêu cầu phải đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, nâng cao y đức; xây dựng bệnh viện xanh – sạch – đẹp, an toàn, văn minh, với mục tiêu phấn đấu:

  • Đến năm 2025, tỉ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 80%;
  • Đến năm 2030, tỉ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 90%.
  • Đến năm 2030, tỉ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 90%.
  • Hoàn thiện hệ thống phác đồ, quy trình, hướng dẫn điều trị thống nhất trong cả nước;
  • Ban hành tiêu chí đánh giá, thực hiện kiểm định độc lập, xếp hạng bệnh viện theo chất lượng phù hợp với thông lệ quốc tế;
  • Thực hiện lộ trình thông tuyến khám, chữa bệnh; lộ trình liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm, giữa các cơ sở khám, chữa bệnh gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ.

– Quản lý chặt chẽ nhập khẩu thuốc.Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả thuốc được mua vào, bán ra ở mỗi nhà thuốc trên toàn quốc.

– Đẩy mạnh phòng, chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng. Kiểm soát chặt chẽ thực phẩm chức năng và hàng hoá có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ. Tăng cường kiểm soát chất lượng dược liệu ngoại nhập; giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn dược liệu của nước ngoài.

– Quản lý được sức khoẻ của từng người dân, lập hồ sơ sức khoẻ cá nhân gắn với hồ sơ bệnh án điện tử. Kết nối, quản lý toàn bộ hệ thống nhà thuốc”.

3.Bộ Y tế đã thí điểm xây dựng Hệ thống ứng dụng CNTT kết nối cơ sở cung ứng thuốc toàn quốc tại 4 tỉnh thành gồm Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Nam Định và mới nhất là Hưng Yên ( 24/08/2018)

 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Phó Tổng giám đốc Viettel Hoàng Sơn và đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên bấm nút khai trương hệ thống CNTT kết nối các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc.

Thời gian dự kiến triển khai:

  • 1/1/2019 : Nhà thuốc
  • 1/1/2020 : Quầy thuốc
  • 1/1/2021 : Tủ thuốc trạm y tế xã

Sau khi hoàn thành triển khai trên toàn quốc Viettel sẽ tích hợp các ứng dụng CNTT vào hệ thống như Viet Pay, Hóa đơn điện tử…

4.Hệ thống ứng dụng CNTT kết nối cơ sở cung ứng thuốc toàn quốc do Viettel xây dựng gồm :

– Hệ thống quản lý nhà thuốc

– Cơ sở dữ liệu dược quốc gia

– Cổng tra cứu trên web và ứng dụng tra cứu trên di dộng cho người dân, đồng thời cảnh báo thuốc kém chất lượng, thuốc giả tới cơ quan quản lý

5. Xử phạt các nhà thuốc không chấp hành quy định theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP ( 14/11/2013)

  • Xử phạt bằng tiền.
  • Tước giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh dược, tước chứng chỉ hành nghề.

6.Hiệu quả

Việc ứng dụng CNTT giải quyết những vấn đề :

  • Người dân : Kết nối được với cơ sở y tế, cán bộ y tế, chia sẻ những thông tin chính xác, kịp thời các việc thường nhật được dần điện tử hóa.
  • Chủ nhà thuốc : Giảm thời gian quản lý kiểm kho, quản lý hóa đơn, doanh thu…
  • Cơ quan quản lý : Quản lý số liệu theo thời gian thực từ bất kể nơi đâu, bất kỳ lúc nào.

7. Có bắt buộc sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc của Viettel? Chỉ có Viettel mới kết nối được cổng thông tin nhà thuốc với cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia?

Theo thông tin đã liên hệ với Cục quản lý Dược quốc gia, là các nhà thuốc có thể dùng bất kỳ một phần mềm quản lý nhà thuốc nào với điều kiện cổng thông tin nhà thuốc phải kết nối được với cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia.

Hiện đã có rất nhiều nhà cung cấp các phần mềm quản lý nhà thuốc đã liên lạc, gửi công văn đến Cục quản lý Dược Quốc gia để xin được kết nối. Và Cục quản lý Dược đã có thông tin là sẽ cung cấp thông tin để các nhà cung cấp phần mềm quản lý nhà thuốc khác có thể kết nối cổng thông tin nhà thuốc với cơ sở dữ lệu Dược Quốc gia. Và Viettel chỉ là một trong những nhà cung cấp đi đầu trong việc kết nối chứ không phải là duy nhất. Nên những nhà thuốc đã và đang sử dụng những phần mềm khác cứ an tâm và tin dùng phần mềm mình đang sử dụng nhé.

 

Có thể bạn quan tâm:

 

Rate this post

Bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.