Đa số nhà thuốc tại TP.HCM ủng hộ đề án quản lý nhà thuốc bằng công nghệ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều băn khoăn về cách thực hiện, tính minh bạch trong quản lý giữa nhà thuốc có đăng ký và nhà thuốc “lậu”.

Hầu hết các nhà thuốc đều cho hay chưa được tiếp cận phần mềm công nghệ quản lý nhà thuốc kết nối liên thông với Bộ Y tế.

Tại một nhà thuốc ở đường Trần Khắc Chân (Q.Phú Nhuận), dược sĩ quản lý nói đã nghe thông tin về đề án quản lý nhà thuốc bằng công nghệ nhưng đến nay vẫn “chưa biết mặt mũi” phần mềm này như thế nào.

Giá dịch vụ mạng hơi cao

Phần mềm bị lỗi và nhà thuốc bối rối vì phải thêm công đoạn nhập liệu thông tin người mua, tên thuốc, giá thuốc… thay vì chỉ cần người dân đưa toa hoặc liệt kê triệu chứng bệnh lấy thuốc. Một số người than vãn phần mềm này vì tự dưng phát sinh một khoản tiền phí nhà mạng khá cao” – dược sĩ này nói.

Ông Nguyễn Văn Khuôn – trưởng Phòng Y tế Q.Thủ Đức – nói một số nhà thuốc phàn nàn giá dịch vụ đầu tư hơi cao, từ 150.000 – 180.000 đồng/tháng, tương đương khoảng 1,8 triệu đồng/năm.

Lo đội chi phí

Việc áp dụng công nghệ mới ông phải thuê thêm một nhân viên với chi phí ít nhất 6 triệu đồng/tháng để quán xuyến việc cập nhật số lượng, chủng loại thuốc được bán ra.

“Chi phí đội lên ai chịu? Tất nhiên cá nhân tôi sẽ không thể gánh nổi mà chi phí phát sinh sẽ được tính vào tiền thuốc, cuối cùng người dân phải chịu” – dược sĩ B. phân tích.

Việc áp dụng một công nghệ mới sẽ góp phần giảm tình trạng lạm dụng mua thuốc kháng sinh, song nhà thuốc phải đối diện nhiều khó khăn nếu phần mềm không được triển khai đồng bộ.

“Điều này dễ dẫn đến mất khách hàng vì khách hàng còn thói quen mua thuốc không cần đơn. Nếu nhà thuốc này không bán thì họ chuyển qua nhà thuốc khác” – đại diện này nói.

Trong khi đó, dược sĩ L.A. (chủ một tiệm thuốc tư nhân ở Q.Thủ Đức) cho rằng quản lý bằng công nghệ phù hợp với xu thế của thế giới. Nhưng chị lại băn khoăn về cách thức quản lý bởi tỉ lệ nhà thuốc “lậu” hiện nay rất nhiều.

“Chỉ có thể quản lý được nhà thuốc có phép, còn nhà thuốc hoạt động chui thì rất khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến tính minh bạch công bằng giữa các nhà thuốc nếu không được xử lý triệt để” – chị A. nói.

Đã có trên 30 tỉnh thành tham gia

Ngày 13-12, cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế Vũ Tuấn Cường đã có văn bản gửi sở y tế các tỉnh thành đầu tiên thực hiện đề án tăng cường kiểm soát đơn thuốc, bán thuốc theo đơn và ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ sở cung ứng thuốc, đề nghị báo cáo kết quả việc thực hiện giai đoạn 1 của đề án (từ năm 2017 đến nay).

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu báo cáo kết quả ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ sở cung ứng thuốc, việc kiểm soát bán thuốc theo đơn, kết quả, các khó khăn…

Bốn tỉnh thành đầu tiên tham gia đề án là Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Phú Thọ, Nam Định và đến nay Cục Quản lý dược cho rằng đã có 63/63 tỉnh thành tham gia đề án này.

Đề án sẽ được tiếp tục triển khai đến năm 2020 theo hướng bắt buộc các cơ sở cung ứng thuốc phải tham gia hệ thống để kiểm soát giá thuốc, việc bán thuốc theo đơn, chất lượng thuốc…

Từ 1-1-2019, nhà thuốc phải có máy tính sử dụng các phần mềm đáp ứng yêu cầu của Bộ Y tế, qua đó kê khai giá, hạn dùng của thuốc, đơn thuốc… mới được hoạt động.

 

Có thể bạn quan tâm

Phần mềm quản lý nhà thuốc XPharma

XPharma – Giải pháp cứu cánh cho mọi nhà thuốc

Công văn Số 20920/QLD-MP về việc thu hồi thuốc

Rate this post

Bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.